NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NỘI THẤT TRẺ EM

1. Những lưu ý về thiết kế nội thất trẻ em

Tính tiện dụng lâu dài

Một không gian linh hoạt có thể thay đổi được theo sự phát triển của trẻ là phương án tốt nhất cho cha mẹ để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn ứng dụng được lâu dài theo nhu cầu sở thích của trẻ. Khi bắt đầu thiết kế nội thất Hãy lựa chọn những món đồ mang tính chất chung như tủ quần áo, kệ để đồ, … để có thể sử dụng ngay cả khi các bé đã lớn.
Bảng màu quyết định tính cách của trẻ
Màu sắc là vấn đề vô cùng quan trọng thiết kế nội thất cho trẻ bởi sự tác động trực tiếp đến thị giác của trẻ. Trẻ em thường có xu hướng thích những đồ vật đa dạng màu sắc nhưng bạn nên bỏ qua những gam màu truyền thống mà hãy kết hợp cho bé “vui chơi” cùng màu sắc ( yếu tố phù hợp với giới tính giữa bé gái và bé trai phải được lưu ý) để hình thành tính cách và phát triển trí não cho bé.

Thiết kế theo sở thích của trẻ

Gu thẩm mỹ của bé sẽ có phần khác biệt so với người lớn, vì vậy bạn không nên áp đặt sở thích của mình vào thiết kế không gian nội thất cho bé. Nếu bé ở độ tuổi 4-5 tuổi trở lên, hãy hỏi ý kiến hoặc tự mình khám phá và tìm kiếm một chủ đề theo đúng sở thích của trẻ trước khi bắt đầu sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Tạo các khu riêng biệt

Một căn phòng có nhiều công năng sẽ hỗ trợ tốt nhất trong các ngày hoạt động hàng ngày cho bé. Điều này còn giúp hạn chế tối đa sự lộn xộn của không gian. Mặc dù bé chưa có ý thức tự giác dọn dẹp không gian riêng của mình, việc thiết kế nội thất và xây dựng phòng riêng với các khu hiệu quả khác nhau sẽ giúp ích cha mẹ nhiều trong việc sắp xếp đồ đạc và bé thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng.

Đảm bảo sự an toàn

Một lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế phòng cho bé là sự an toàn. Ngay từ bước lập kế hoạch, cha mẹ cần tránh tuyệt đối những đồ vật có góc cạnh sắc nhọn hoặc quá nặng được đặt trên cao, bởi trẻ em trong độ tuổi từ 0-5 tuổi chưa nhận biết được có thể va vào gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy bo tròn các góc bàn, góc giường để giảm tối đa sự va chạm đồng thời không nên treo đồ nặng lên tường và thiết kế ổ điện tránh xa tầm tay trẻ.

2. Chọn nội thất cho bé thế nào là hợp lý?

Dưới đây là các vật liệu có thể sử dụng lâu dài trong thời gian phát triển của bé cùng những gợi ý về cách lựa chọn chất lượng sao cho phù hợp:

Giường

Giường ngủ là vật trung tâm của căn phòng nên cha mẹ cần xem xét kỹ kích thước để có không gian khác cho con vui chơi và học tập. Với các không gian hiện đại thì bạn có thể chọn mẫu giường đơn sắc và có các góc cạnh bo tròn để tránh bé bị va đập mạnh.

Bàn học

Khi thiết kế nội thất trẻ em, bạn cũng cần lưu ý về những mẫu bàn ghế đa năng: có thể gập lại nhỏ gọn hoặc nhiều ngăn để đồ để bé sử dụng được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một chiếc bàn rộng rãi sẽ thật sự lý tưởng cho bé học tập, ăn uống và có các hoạt động vui chơi thoải mái tại nhà.

Tủ quần áo và ngăn kéo

Tránh sử dụng những chiếc tủ cồng kềnh mà thay vào đó, hãy thử lựa chọn tủ cách âm để tối đa không gian diện tích nhà. Không chỉ vậy, bạn cần đảm bảo đủ diện tích lưu trữ trong tủ và các loại ngăn kéo đa dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *